HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ BỌ TRĨ CHO HOA HỒNG

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ BỌ TRĨ CHO HOA HỒNG

Hoa hồng còi cọc, nụ ra bị rụng, những chồi lá mới trên hoa hồng bị biến dạng, các chồi non bị xoắn lại, nụ bị thâm đen hoặc có nở hoa cũng bị dị dạng hoặc hoa nhỏ… Khi gặp tình trạng như vậy, khả năng là vườn hồng nhà bạn đã bị bệnh bọ trĩ.

Cách trị bọ trĩ cho hoa hồng – tonagreen.vn

  • Nếu trong khu vườn hoa hồng của bạn hoa nụ lớn nhưng xù xì với những đốm màu nâu trên nụ hoa hoặc trên cánh hoa đối với những nụ vừa mới nở, khi đấy bọ trĩ đã tấn công những nụ hoa hồng của bạn. Bạn có thể cắt nụ hoa này và lấy 1 tờ giấy trắng. Sau đó, gõ nhẹ bông hoa lên tờ giấy, nếu bị bọ trĩ chúng sẽ rơi ra giấy, bạn sẽ thấy những con bọ trĩ rất nhỏ, chiều dài khoảng 1mm, con cái có màu hổ phách hoặc nâu vàng đến nâu sẫm, và con đực nhỏ hơn một chút có màu vàng nhạt.
  • Bọ Trĩ ăn phấn hoa và nhựa cây cánh hoa, chúng hút chích ở cánh và nụ hoa gây ra hiện tượng các đốm nâu trên hoa. Bọ trĩ cũng ăn những chồi lá non làm biến dạng sự phát triển khiến cây tạo ra chồi mù, lá bị hư hỏng có thể bị vênh và xoắn lại.
Cách trị bọ trĩ cho hoa hồng – tonagreen.vn

Những lý do khiến bọ trĩ hầu như không thể trị khỏi là vì những nơi ẩn nấp của chúng ở giữa những cánh hoa hoặc chồi lá che chở chúng khỏi tiếp xúc thuốc trừ sâu. Vì bọ trĩ miễn dịch với nhiều loại thuốc trừ sâu và chúng có khả năng miễn dịch khi tiếp xúc nhiều lần với một loại thuốc trừ sâu (kháng thuốc) khá nhanh. Mặc dù bọ trĩ là khó trị nhưng chúng ta có thể kiểm soát chúng dễ dàng bằng những biện pháp như sau:

Cắt tỉa những chồi, hoa và nụ hoa bị hư hại, tốt nhất cho vào túi sau đó buộc lại rồi đem bỏ xa khỏi vườn.
Sắp xếp lại chậu hợp lý, có khoảng cách nhất định để tránh bọ trĩ lây lan.
Cắt tỉa cỏ cho xa gốc hoa hồng.
Không bón bất cứ loại phân bón nào khi cây đang bị bệnh.
Trong trường hợp bị bọ trĩ trên diện rộng bắt buộc phải phun thuốc trừ bọ trĩ định kỳ để tiêu diệt và phòng ngừa bọ trĩ xuất hiện.
Nếu vườn nhà bạn đang bị bọ trĩ tấn công thì hãy áp dụng quy trình điều trị với các bước như sau:

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỌ TRĨ KHI ĐÃ BỊ NẶNG

Phun thuốc 4 lần – mỗi lần cách nhau 5 ngày
Lần 1: Phun thuốc trừ sâu Minecto 1 gói cho 25 lít nước, phun xịt kỹ trên lá dưới lá, gốc cây, nụ hoa và hoa.

Cách trị bọ trĩ cho hoa hồng – tonagreen.vn

Lần 2: Phun Radian kỹ mặt dưới lá, hoa nụ, dưới mặt đất, nên pha thêm 10 – 15ml mật ong/1 lít nước, hoặc 15gr đường trắng/ lít nước, để dẫn dụ bọ trĩ hút mật. 1 gói Radian pha cho 15 lít nước.

Cách trị bọ trĩ cho hoa hồng – tonagreen.vn

Lần 3: Phun thuốc trừ sâu Closer – liều lượng 1 gói pha 25 lít nước,nên pha thêm 10 – 15ml mật ong/1 lít nước, hoặc 15gr đường trắng/ lít nước, để dẫn dụ bọ trĩ hút mật. Lúc này cây đã xuất hiện chồi trở lại, nên dùng Cyto Minplus + Cyto Root phun qua lá và tưới vào gốc cây để giải độc cây và phục hồi bộ rễ.

Cách trị bọ trĩ cho hoa hồng – tonagreen.vn

Lần 4: Phun thuốc trừ sâu sinh học NeemNim + Tinh dầu cam Prev B2, bây giờ bọ trĩ đã được kiểm soát, nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc hữu cơ, xịt đều 1 tuần 1 lần để hạn chế bọ trĩ quay trở lại.

Cách trị bọ trĩ cho hoa hồng – tonagreen.vn

SAU KHI KIỂM SOÁT BỌ TRĨ: Nên dùng các loại thuốc sinh học để sử dụng, có thể dùng Gcmite, Neem Oil và các thuốc có nguồn gốc hữu cơ sinh học hàng tuần để hạn chế bọ trĩ, cứ cách 5-7 ngày nên xịt 1 lần để hạn chế bọ trĩ và sâu bệnh khác quay trở lại.

LƯU Ý RẤT QUAN TRỌNG

  • Phun buổi sáng từ 7h-8h hoặc buổi chiều từ 16h -17h30 ( tùy vị trí nhà có thể thay đổi thời gian, tránh phun lúc trời nắng gắt sẽ làm cháy lá ). Phun thuốc trị bọ trĩ phải phun thật kỹ bề mặt dưới lá, trên lá, chồi, nụ, nếu có hoa thì phun trực tiếp vào hoa và xung quanh gốc cây. Ngưng bón phân cho đến khi cây hết bệnh, nếu bón phân trong giai đoạn cây bị bệnh sẽ làm cho mật độ bọ trĩ tăng nhanh hơn vì được cung cấp thêm nguồn thức ăn từ việc bón phân cho cây.
    Bọ trĩ là loài thích ngọt, nên pha mật ong, rỉ mật, hoặc đường sẽ dẫn dụ chúng ra khỏi nơi ẩn nấp để hút mật.
  • Thường xuyên tưới, xịt bề mặt dưới lá hoa hồng hàng ngày (áp dụng vào buổi sáng) thì ngoài việc để phòng ngừa bọ trĩ còn có tác dụng phòng ngừa nhện đỏ hại hoa hồng.
    Sau khi hết bọ trĩ nên phun thuốc phòng ngừa định kỳ 5-7 ngày/lần đặc biệt là sau khi cắt tỉa, cây đang đâm nhiều chồi non.
  • Lưu ý: khi dùng thuốc có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc trừ nấm bệnh, không được dùng nước máy trực tiếp, phải để sau 1 ngày để CLO bay hơi hết mới được sử dụng, do CLO là chất diệt khuẩn, đa số thuốc sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn có lợi, nên khi dùng nước máy trực tiếp sẽ giảm mật độ vi sinh trong thuốc, dẫn đến thuốc giảm hiệu quả.
  • Không nên dùng 1 loại thuốc để xịt trị bọ trĩ, nên thay đổi ít nhất 4 loại để tránh tính trạng nhờn thuốc, không pha quá liều nhà sản xuất đưa ra.
    Nên xem và hiểu rõ độ độc của thuốc trước khi dùng.
    KHÔNG DÙNG CÁC LOẠI THUỐC KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC, BAO BÌ KHÔNG RÕ RÀNG.