Ý nghĩa phong thủy cây cau tiểu trâm để bàn trong văn phòng
Cây cau tiểu trâm là gì? Cây Cau Tiểu Trâm có tên khoa học Chamaedorea elegans, là loại cây thuộc họ nhà cau, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được du nhập về Việt Nam từ rất lâu. Cây có hình dáng giống một cây dừa mini với chiều cao trung bình từ 15 – 40 cm, lá cau mọc từ thân chính, các bẹ lá và thân cau có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ hài hòa, bắt mắt, đầy sức sống.
1. Lợi ích của cây cau tiểu trâm
Lá cây Cau Tiểu Trâm có chứa chất Chlorophyll giúp hấp thụ các tia điện tử có hại cho sức khỏe từ máy tính, điện thoại và các thiết bị khác. Vào ban ngày lá cây hút khí độc từ môi trường và thải ra khí oxi, khi để cạnh bàn làm việc khí oxi sẽ giúp cho cơ thể hô hấp tốt hơn và điều phối không khí trong không gian làm việc.
Các nhà khoa học tại NASA đã nghiên cứu và chứng minh rằng màu xanh của cây giúp tăng thêm 20% trí nhớ và sự tập trung, nhờ đó giúp cho hiệu quả công việc ngày càng cao hơn.
Đối với những gia chủ bị bệnh viêm xoang hay bệnh hô hấp khi đặt vài chậu cây cau tiểu trâm bên bàn làm việc và gần phòng ngủ sẽ cho thấy tác dụng rõ rệt.
Trong phong thủy, những cây có lá tròn như cây trường sinh, cây phát lộc, cây kim tiền thường được để trong nhà và trên bàn làm việc với tác dụng giữ lại sinh khí, may mắn, tài lộc và tiền bạc cho gia chủ. Còn những loại cây có lá nhọn và thuôn dài như cau tiểu trâm, cây lưỡi hổ hay cây dây nhện lại có tác dụng xua đuổi dòng khí xấu xung quanh và mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.
Với ý nghĩa đó, cây cau tiểu trâm được rất nhiều người ưa chuộng và chọn làm cây để bàn.
2. Cây cau tiểu trâm hợp mệnh nào?
Trong phong thủy, cây cau tiểu trâm hợp nhất với những người mệnh mộc. Màu xanh mát của cây giúp khắc chế sự nóng nảy trong tính cách của người mệnh mộc, từ đó giúp họ bình tĩnh hơn khi gặp những chuyện rắc rối.
Bên cạnh đó, cây cau tiểu trâm cũng rất hợp với những người mệnh thủy.
3. Cây cau tiểu trâm nên đặt ở đâu?
Dưới đây là những vị trí nên đặt cây cau tiểu trâm.
Trang trí cho không gian nhà ở
Giống như ý nghĩa phong thủy ở trên, cây Cau Tiểu Trâm nên được để ở ngoài cửa sổ và cửa ra vào tại nhà để bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu xa bên ngoài, giúp cho ngôi nhà an toàn và may mắn hơn.
4. Cách trồng và chăm sóc cây cau tiểu trâm
Phương pháp trồng: Cây cau tiểu trâm có thể trồng với nước hay đất đều được.
Trồng đất: đặt cây sao cho ngay ngắn và đứng vững sau đó lấp đất lại là được. Nên chọn loại đất thịt, có độ tơi xốp nhất định để cây phát triển được tốt hơn. Đây là loài cây thuộc loại rễ chùm và ít sâu bệnh nên bạn không cần phải cung cấp nhiều dinh dưỡng.
Trồng cây thủy sinh: lựa chọn nước sạch rồi sau đó thả cây vào, giữ cây cố định và phải đảm bảo nước ngập toàn bộ phần rễ của cây. Phương pháp này sẽ giúp cây rất nhanh lớn.
Nhiệt độ: cây phát triển tốt ở nhiệt độ từ 17- 25 độ C. Cau tiểu trâm là cây ưa bóng râm nên bạn không cần cho cây tiếp xúc với ánh sáng quá lâu. Bạn cũng thường xuyên di chuyển cây đến những nơi có ánh sáng tự nhiên để cây hấp thụ được dinh dưỡng.
Bón phân: Muốn lá của cây đẹp và không bị sâu bệnh tấn công thì bạn nên bón phân định kỳ. Người trồng nên chọn những loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân bò, phân hữu cơ hoai mục luân phiên. Khi cây phát triển ổn định thì bạn có thể bón phân theo tháng cho cây nhằm tăng cường vi chất.
Cắt tỉa lá: Cây cau tiểu trâm liên tục có lá mới nên nếu thấy có những chiếc lá bị úa thì bạn hãy tỉa bớt đi, giúp cây thông thoáng hơn.